Yếu tố thứ hai là Opportunity/Cơ hội lây nhiễm. Làm thế nào để bạn xác định được nó?
Đó là một thước đo về số lượng người bạn tiếp xúc trong mỗi ngày bạn nhiễm bệnh. Với những bệnh truyền nhiễm kiểu như cúm, bạn không bị nhiễm lâu nhưng rất nhiều tương tác của bạn có khả năng tạo sự lây lan. Trong khi với một bệnh kiểu như HIV, thời gian bạn bị nhiễm bệnh thì dài hơn rất nhiều nhưng số lượng bạn tình bạn có để có thể tạo ra sự truyền bệnh rõ ràng là thấp hơn nhiều.
Bài liên quan: |
Thế Transmission probability/Xác suất lây nhiễm là gì?
Đây là thước đo khả năng nhiễm bệnh sẽ xảy ra trong quá trình tương tác. Ví dụ, khi quan hệ tình dục, chưa chắc là vi-rút cúm sẽ lây nhiễm.
Cuối cùng là Susceptibility/Khả năng bị nhiễm. Làm sao bạn xác định yếu tố đó?
Khả năng bị nhiễm (tính mẫn cảm với bệnh) đo lường khả năng người ở đầu thụ động của sự tương tác sẽ bị truyền bệnh và rồi tự họ mắc bệnh.
Một khi bạn đã có số cho bốn yếu tồ này, thì phương trình nào sẽ cho ra kết quả R?
Nếu bạn nhân các chỉ số đó với nhau, bạn sẽ có được chỉ số lây nhiễm R. Vì vậy, nếu bạn tăng hoặc giảm giá trị của bất kỳ yếu tố nào trong số chúng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của R.
Làm thế nào để kiến thức này hỗ trợ việc lập kế hoạch y tế công cộng?
Nói chung, yếu tố tính mẫn cảm (Khả năng bị nhiễm) là yếu tố dễ giảm thiểu nhất nếu chúng ta có những thứ như vắc-xin. Nếu chúng ta không có vắc-xin, thì chúng ta phải suy nghĩ về việc tác động đến các yếu tố khác của việc truyền nhiễm. Ví dụ, chúng ta có thể giảm Cơ hội lây nhiễm bằng cách giãn cách xã hội, hoặc giảm Xác suất lây nhiễm bằng cách hạn chế những việc như bắt tay hoặc khuyến khích việc rửa tay thường xuyên.
Nếu bạn là một người bình thường chứ không phải chuyên gia về lĩnh vực này, bạn sẽ chú ý đến điều gì - về tin tức và những con số?
Một tín hiệu cần chú ý là nếu ca nhiễm đầu tiên trong một khu vực có phải là một ca tử vong hoặc nghiêm trọng không, bởi vì điều đó cho thấy đã tồn tại sự lây nhiễm mạnh trong cộng đồng. Nếu ca bệnh tử vong, thì người đó có thể đã bị bệnh khoảng ba tuần trước. Điều đó có nghĩa là bạn có thể đã có khoảng 100 ca nhiễm từ ba tuần trước trong thực tế, tuy nhiên chưa phát hiện ra. Trong ba tuần tiếp theo, con số đó có thể tăng gấp đôi, sau đó tăng gấp đôi, sau đó tăng gấp đôi nữa. Vì vậy, khi bạn phát hiện 500 trường hợp, thì có thể có 1.000 trường hợp đang tồn tại.
Tôi nghĩ rằng một điều khác mà mọi người cần phải chú ý là khả năng bị nguy kịch và tử vong, đặc biệt là ở các nhóm lớn tuổi, trong những người trên 70 tuổi, trên 80 tuổi.
Hơn tất cả, chúng tôi thấy rằng có thể là 1% các trường hợp có triệu chứng sẽ tử vong ở mọi lứa tuổi (vẫn còn một số điều không chắc chắn về tỷ lệ này), tuy nhiên điều vô cùng quan trọng là tỷ lệ 1% này không được phân phối đều cho các nhóm tuổi.
Ở các nhóm trẻ, tỷ lệ tử vong có thể chỉ là 0,1%, nhưng ở các nhóm lớn tuổi tỷ lệ này có thể lên đến 5-10%.
Do vậy, khi suy nghĩ về hành vi xã hội và suy nghĩ về các tương tác của bạn, bạn nên tự đặt ra câu hỏi là “Làm thế nào để chúng ta ngăn chặn việc lây nhiễm trong các nhóm đối tượng mà hậu quả của việc nhiễm bệnh là cực kỳ nghiêm trọng?”.
GSCorp
ĐIỆN ẢNH |
THỜI SỰ |
KHOA HỌC |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét