FLORIDA, HOA KỲ - Quyết định thả 750 triệu con muỗi để diệt chính muỗi tại quần đảo Florida Keys Mỹ đã nhận được sự chấp thuận cuối cùng của chính quyền địa phương, trước sự phản đối của nhiều người dân và các nhóm vận động môi trường. Trước đó, đề xuất đã giành được sự chấp thuận ở cấp tiểu bang và liên bang.
Bài liên quan: |
Được Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phê duyệt vào tháng 5, dự án thử nghiệm nhằm mục tiêu kiểm tra liệu muỗi biến đổi gen có phải là một giải pháp thay thế khả thi cho việc phun thuốc diệt côn trùng để kiểm soát loài muỗi Aedes aegypti hay không. Đây là loài mang một số mầm bệnh chết người, chẳng hạn như Zika, sốt xuất huyết, sốt Chikungunya (gây đau khớp nặng) và sốt vàng da.
Theo dự án này, giống muỗi đực được thả ra môi trường có tên OX5034 được biến đổi gien để những hậu duệ là muỗi cái sẽ tự chết trong giai đoạn ấu trùng, trước khi nở và phát triển đủ lớn để cắn đốt và truyền bệnh. Còn hậu duệ là muỗi đực sẽ tiếp tục phát triển vài thế hệ, tiếp tục truyền bộ gien “tự diệt giống cái từ trong trứng nước”.
Theo khoa học, chỉ có muỗi cái mới cắn đốt để lấy máu các sinh vật máu nóng gồm con người, để có dinh dưỡng cho việc sinh sản. Con đực chỉ ăn mật hoa và do đó không phải là chủ thể mang mầm bệnh.
Trong năm 2009 và 2010, dịch sốt xuất huyết bùng phát tại Florida Keys, do muỗi Aedes aegypti lây lan. Rất nhiều nỗ lực, biện pháp được áp dụng nhưng đều tỏ ra kém hiệu quả, từ việc phun thuốc trên không, bằng xe, thủ công tại chỗ, sử dụng cá ăn muỗi đến việc sử dụng thuốc diệt bọ gậy và thuốc trừ sâu.
Năm 2012, các nhà chức trách tìm đến Công ty Oxitec chuyên về biến đổi gien để được giúp đỡ, và dự án này được hình thành. Sau gần một thập kỷ nghiên cứu và thử nghiệm, nó mới được chính thức cho triển khai. Trước đó, các thử nghiệm thực địa được triển khai ở Quần đảo Cayman, Panama và Brazil, kết quả cho thấy muỗi biến đổi gien có thể giúp làm giảm đến 95% loài muỗi Aedes aegypti.
Mặc dù đã được cơ quan thẩm quyền chấp thuận triển khai, dự án đang nhận được phản ứng dữ dội của công chúng và giới bảo vệ môi trường. Nhóm phản đối cho rằng sự lan truyền của các gen muỗi đực được biến đổi vào quần thể hoang dã có thể gây hại cho các loài chim, côn trùng và động vật có vú ăn muỗi, đặc biệt những nhóm đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngay khi thông tin Dự án được chấp thuận, số chữ kỹ trong bản kiến nghị phản đối trên trang Change.org đã tăng chóng mặt từ 100.000 lên hơn 242.000 chỉ trong vài ngày.
Theo dự án này, giống muỗi đực được thả ra môi trường có tên OX5034 được biến đổi gien để những hậu duệ là muỗi cái sẽ tự chết trong giai đoạn ấu trùng, trước khi nở và phát triển đủ lớn để cắn đốt và truyền bệnh. Còn hậu duệ là muỗi đực sẽ tiếp tục phát triển vài thế hệ, tiếp tục truyền bộ gien “tự diệt giống cái từ trong trứng nước”.
Theo khoa học, chỉ có muỗi cái mới cắn đốt để lấy máu các sinh vật máu nóng gồm con người, để có dinh dưỡng cho việc sinh sản. Con đực chỉ ăn mật hoa và do đó không phải là chủ thể mang mầm bệnh.
Trong năm 2009 và 2010, dịch sốt xuất huyết bùng phát tại Florida Keys, do muỗi Aedes aegypti lây lan. Rất nhiều nỗ lực, biện pháp được áp dụng nhưng đều tỏ ra kém hiệu quả, từ việc phun thuốc trên không, bằng xe, thủ công tại chỗ, sử dụng cá ăn muỗi đến việc sử dụng thuốc diệt bọ gậy và thuốc trừ sâu.
Năm 2012, các nhà chức trách tìm đến Công ty Oxitec chuyên về biến đổi gien để được giúp đỡ, và dự án này được hình thành. Sau gần một thập kỷ nghiên cứu và thử nghiệm, nó mới được chính thức cho triển khai. Trước đó, các thử nghiệm thực địa được triển khai ở Quần đảo Cayman, Panama và Brazil, kết quả cho thấy muỗi biến đổi gien có thể giúp làm giảm đến 95% loài muỗi Aedes aegypti.
Mặc dù đã được cơ quan thẩm quyền chấp thuận triển khai, dự án đang nhận được phản ứng dữ dội của công chúng và giới bảo vệ môi trường. Nhóm phản đối cho rằng sự lan truyền của các gen muỗi đực được biến đổi vào quần thể hoang dã có thể gây hại cho các loài chim, côn trùng và động vật có vú ăn muỗi, đặc biệt những nhóm đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngay khi thông tin Dự án được chấp thuận, số chữ kỹ trong bản kiến nghị phản đối trên trang Change.org đã tăng chóng mặt từ 100.000 lên hơn 242.000 chỉ trong vài ngày.
ĐIỆN ẢNH |
THỜI SỰ |
KHOA HỌC |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét