Những thực khách sành điệu
đôi khi thích thưởng thức món bạch tuột “sống”, khi những xúc tu của nó vẫn còn
ngọ nguậy. Tuy nhiên, sẽ là bữa ăn tử thần nếu những chiếc xúc tu đó không được
cắt đủ nhỏ để tránh chúng dính chặt vào cuốn họng gây ngạt thở. Và ở đại dương,
câu chuyện về cá heo và món bạch tuột khoái khẩu của chúng cũng tương tự như vậy.
_____
@ Trí thông minh giúp cá heo "chế biến" nhiều món ngon nhưng độc.
Bài liên quan: |
Đối với hầu hết các loài săn
mồi đại dương, bạch tuộc là món ngon nhưng nguy hiểm. Khi bị nuốt vào, những chiếc
xúc tu của bạch tuột thường dính chặt vào cuốn họng của kẻ săn mồi và sẽ biến
thành bữa ăn cuối cùng trong đời của con vật. Những tay săn mồi không thể chờ để
biết khi nào “bữa ăn” đã thực sự an toàn và chúng thường phải trả giá cho sự liều
lĩnh và cơn háu đói.
Một đàn cá heo đói ngoài
khơi Tây Úc đã tìm ra giải pháp. Chúng lắc và quăng con mồi cho đến khi đầu rơi
ra, con vật bị rã thành từng mảnh và những cái chi mềm nhũn ra và không còn ngọ nguậy nữa, theo một nghiên cứu được
đăng trên tạp chí Marine Mammal Science (Khoa học Động vật có vú ở Đại dương).
Hành vi khôn ngoan này của cá
heo mũi chai được phát hiện trong quá trình quan sát từ năm 2007 đến năm 2013 ở
vùng biển ngoài khơi Bunbury, Tây Úc, gồm 33 sự kiện khác nhau.
Chúng thực hiện mục tiêu “làm
nhuyễn con mồi theo 2 cách:
(1) Ngậm một con bạch tuộc trong miệng và lắc nó,
đập con mồi xuống mặt nước cho đến khi rã ra thành từng mảnh.
(2) Liên tục hất tung con bạch tuộc lên không đến
khi nó mềm nhũn ra.
Mỗi con cá heo sẽ thực hiện
thao tác theo cách ưa thích của mình, hoặc kết hợp cả hai cách trên, thường khoảng
chục lần, trong vài phút cho đến khi con bạch tuộc an toàn để ăn. Bạn có thấy đấy,
chúng vừa phải săn được thức ăn, vừa phải chế biến cũng giống như chúng ta nấu
nướng một phần vì mục tiêu “ăn chín uống sôi” vậy.
Cá heo mũi chai được đặt tên
như vậy vì cái lỗ thở (lỗ mũi của nó) nằm trên đỉnh đầu, có thể mở ra khi chúng
ngoi trên mặt nước để hít và thở, và đóng lại khi chúng lặn xuống.
Nếu cá heo không chịu chế biến
món bạch tuột một cách kỹ lưỡng và đầy đủ, thì điều này có thể gây ra vấn đề.
Đã có hai con cá heo chết được tìm thấy ở khu vực này với nguyên con bạch tuộc
nằm trong cổ họng. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng đã bị chết ngạt.
Cá heo đã nổi tiếng với trí thông minh, trong đó có kỹ năng đầy sáng tạo trong chế biến những món ngon nhưng không dễ nuốt. Nateras sẽ giới thiệu những câu chuyện thú vị về cá heo trong những bài viết khác.
Tìm kiếm |
ĐIỆN ẢNH |
THỜI SỰ |
KHOA HỌC |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét