25.12.20

Harpy – loài đại bàng trông như người hóa trang chim

Với khuôn mặt biểu cảm, cổ áo lông vũ và tông màu đen xám, không thể phủ nhận rằng Đại bàng Harpy là một sinh vật nổi bật. Người ta còn ấn tượng hơn khi biết kích thước của nó: chiều cao gần 1,1 mét và sải cánh rộng gần 2,3  mét, chúng trông gần giống như một con rối trong Mê cung của Jim Henson. 



_____

@ Harpy cũng là loài dạn dĩ với con người nên không khó để tiếp cận chúng.


Bài liên quan:






Những con cái của loài Harpy có thể nặng đến 9,1 kg – gần gấp đôi so với những loài đại bàng khác (khoảng 5-6 kg). Thông thường ở đại bàng, chim mái to và săn chắc hơn con trống.

 

Mặc dù có kích thước tổng thể lớn, nhưng sải cánh của nó thực ra ngắn hơn một chút so với một số loài đại bàng khác - điều này là do môi trường sống. Những loài chim quý hiếm này sống trong các tán cây phía trên của rừng mưa nhiệt đới đất thấp từ Mexico đến Brazil và miền bắc Argentina. Đôi cánh ngắn hơn giúp chúng di chuyển tốt hơn trong rừng, trái ngược với các loài đại bàng khác chủ yếu bay ở những khu vực rộng và thoáng. Dù vậy, Đại bàng Harpy vẫn là loài đại bàng lớn nhất còn tồn tại trên thế giới.

 






Ngoài kích thước và ngoại hình, Đại bàng Harpy còn gây ấn tượng mạnh bởi các móng vuốt: các móng vuốt phía sau còn lớn hơn móng vuốt của Gấu xám và có chiều dài đến 13 cm. Trên thực tế, không có con đại bàng nào khác có móng vuốt lớn như vậy.

 


Móng vuốt của đại bàng Harpy còn lớn hơn của loài gấu


Với sức mạnh như vậy, không có gì ngạc nhiên khi Đại bàng Harpy đứng đầu chuỗi thức ăn của nó. Chúng thích săn những con lười và khỉ. Chúng hiếm khi bay được khoảng cách xa và thường săn mồi bằng cách phục kích để chờ bữa ăn đi ngang qua.

 

Đại bàng Harpy sống một vợ một chồng và chỉ nuôi một con non sau mỗi hai năm, nên tỉ lệ sinh sản không cao. Điều này kèm theo sự nạn phá rừng nhiệt đới ở châu Mỹ La tinh làm thu hẹp môi trường sống của chúng. Trong Sách đỏ IUCN, Đại bàng Harpy được xếp vào loài ‘sắp nguy cấp” (vunerable).



Tìm kiếm



ĐIỆN ẢNH



THỜI SỰ



KHOA HỌC


Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét





BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU