2.5.20

Wonderbird - tổ tiên của loài chim trông thế nào?

BẮC MỸ - Những hóa thạch được tìm thấy vào năm 2000, nhưng phải 18 năm sau, các nhà khoa học mới phát hiện nó thuộc về loài chim cổ đại nhất trên hành tinh từng được tìm thấy, và họ đặt cho nó cái tên thông thường là Wonderbird (Tuyệt điểu), tên khoa học là Asteriornis Maastrichtensis.

Phát hiện ngựa vằn lai lừa tại Kenya

KENYA - Một con ngựa vằn cái tại Công viên quốc gia Chyulu Hills ở Kenya được phát hiện có một chú ngựa non đi bên cạnh trong một hình thù đầy bất thường.  Chú ngựa con cũng có sọc vằn, nhưng thưa thớt, màu nhợt nhạt và chỉ bao phủ phần bốn chi.

7.3.20

Sự lây truyền Covid-19 dưới góc nhìn toán học (P2/2)

<<< Đọc phần 1/2

Yếu tố thứ hai là Opportunity/Cơ hội lây nhiễm. Làm thế nào để bạn xác định được nó?

Đó là một thước đo về số lượng người bạn tiếp xúc trong mỗi ngày bạn nhiễm bệnh. Với những bệnh truyền nhiễm kiểu như cúm, bạn không bị nhiễm lâu nhưng rất nhiều tương tác của bạn có khả năng tạo sự lây lan. Trong khi với một bệnh kiểu như HIV, thời gian bạn bị nhiễm bệnh thì dài hơn rất nhiều nhưng số lượng bạn tình bạn có để có thể tạo ra sự truyền bệnh rõ ràng là thấp hơn nhiều.


Sự lây truyền Covid-19 dưới góc nhìn toán học (P1/2)

LONDON - Adam Kucharski, nhà toán học tại Trường Y học Nhiệt đới & Vệ sinh London chuyên nghiên cứu về sự lây lan của dịch bệnh đã có bài phỏng vấn với Thời báo New York, giải thích dưới lăng kính khoa học một số số liệu liên tục xuất hiện trong các tin tức về coronavirus Covid-19.



4.3.20

Loài lười sinh con như thế nào?

COSTA RICA - Con lười, một loài động vật di chuyển cực kỳ chậm chạp, thực sự có thể thực hiện những động tác khá nhanh, đặc biệt là khi tính mạng con non mới sinh đang ngàn cân treo sợi tóc.


7.2.20

Du thuyền Diamond Princess trở thành vụ lây nhiễm Coronavirus lớn nhất ngoại Trung Quốc

CNN & Fortunes đưa tin: Nhật Bản đã xác nhận thêm 41 trường hợp nhiễm coronavirus mới trên du thuyền Diamond Princess, nâng tổng số ca nhiễm lên 61, trong đó đa số là người Nhật và 11 người Mỹ. 





4.2.20

Bố bị cách ly vì coronavirus, con trai bại não bị bỏ rơi đến chết đói

Trung Quốc: Yan Cheng, 16 tuổi, tại Thị trấn Huajiahe (Hoa Gia) tỉnh Hồ Bắc được tìm thấy đã chết vì đói vào thứ Tư, một tuần sau khi cha và em trai của cậu bé bị cách ly vì coronavius.



Du thuyền Diamond Princess bị cách ly ngoài khơi Nhật Bản vì liên quan đến trường hợp nhiễm coronavirus

Theo CNN, các nhà chức trách Nhật Bản ở Tokyo đang chạy đua để ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus Vũ Hán sau khi phát hiện một hành khách bị nhiễm bệnh đã bay vào Tokyo và đã trải qua vài ngày trên du thuyền Princess Cruise có hàng nghìn hành khách. 


31.1.20

Tổ chức Y tế Thế giới WHO tuyên bố dịch coronavirus là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

XEM TOÀN VĂN TUYÊN BỐ >>>
Ngày 30 tháng 1 năm 2020 Tuyên bố Geneva, Thụy Sĩ. 

Cuộc họp thứ hai của Ủy ban khẩn cấp do Tổng giám đốc WHO triệu tập theo Quy định Y tế Quốc tế (IHR) (2005) về vụ dịch coronavirus 2019-nCoV mới tại Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, lan sang các nước khác, đã diễn ra vào thứ Năm, ngày 30 tháng 1 năm 2020, từ 13:30 đến 18:35 giờ Geneva (CEST). Vai trò của Ủy ban là đưa ra khuyến cáo cho Tổng giám đốc, người đưa ra quyết định cuối cùng về việc xác định Tình trạng Khẩn cấp về Sức khỏe Cộng đồng (PHEIC). Ủy ban cũng đưa ra các tư vấn về sức khỏe cộng đồng hoặc đề xuất các Khuyến nghị tạm thời chính thức khi thích hợp.



30.1.20

Công bố mới: Coronavirus Vũ Hán có nguồn gốc từ loài dơi

Ban đầu các nhà khoa học cho rằng một loại rắn có thể là nguồn gốc của coronavirus Vũ Hán. Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm vừa có một công bố khác nói rằng thủ phạm chính có nhiều khả năng là loài dơi.



Tiến sĩ Peter Daszak, chủ tịch của EcoHealth Alliance, một tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe môi trường cho biết: "Khi bạn nhìn vào chuỗi gien của virut và bạn kết hợp nó với mọi loại coronavirus từng biết, họ hàng gần gũi nhất của chúng là từ loài dơi".





Trong một nghiên cứu do tạp chí y khoa Lancet công bố vào thứ 4 29/1, các dữ liệu có được cho đến nay phù hợp với virus ký sinh trên loài dơi.

Dơi từ lâu đã được coi là một siêu ác thú trong sinh học.

Loài động vật có vú có cánh này là ổ chứa một số loại virus chết người như Marburg, Nipah và Hendra, gây bệnh ở người và bùng phát ở Uganda, Malaysia, Bangladesh và Úc. Dơi được cho là vật chủ tự nhiên của virut Ebola, bệnh dại, và cả SARS và MERS – hai chủng coronavirus này tương tự như loại đã xuất hiện ở Vũ Hán.





Thông thường, có một vật trung gian truyền bệnh như trường hợp SARS năm 2003 đó là mèo cầy, và dịch MERS vào cuối những năm 2000 đó là lạc đà.

Các nhà khoa học gọi những virus này là zoonotic vì chúng được truyền từ động vật sang người. Công bố cũng nói rằng rất có thể dơi móng ngựa Trung Quốc, một loài dơi phổ biến ở Trung Quốc, là thủ phạm chính.

Coronavirus Vũ Hán bùng phát tại một chợ hải sản, nơi có buôn bán động vật hoang dã, nhưng không hề có dơi. Rất có thể virus Vũ Hán đã truyền từ dơi sang một loại động vật trung gian nào đó trước khi lây nhiễm sang người.

Theo CNN






BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU